Khảo sát mặt bằng là một công việc không thể thiếu trong khi công xây dựng.
Bởi lẽ khi quyết định có nên nhận công trình này hay không, cũng cần phải đi khảo sát. Để biết được hiện trạng mặt bằng đó như thế nào.
Cần làm những bước gì tiếp theo để công việc nhanh thuận lợi, tiết kiệm nhất.
Hãy cùng Trường Tạo tìm hiểu về việc khảo sát mặt bằng trước khi thi công qua bài viết sau:
1. Khái niệm về khảo sát xây dựng công trình
Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích, nghiên cứu. Và đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng về địa hình,…
Cùng các quá trình và hiện tượng địa chất vật lý, khí tượng thủy văn, hiện trạng công trình. Để lập các giải pháp đúng đắn về kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng công trình.
Khảo sát xây dựng gồm:
- Khảo sát địa hình
- Khảo sát địa chất công trình
- Khảo sát địa chất thuỷ văn
- Khảo sát hiện trạng công trình
- Các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng.
2. Các loại hình chính của khảo sát xây dựng
a) Khảo sát xây dựng phục vụ công tác lựa chọn địa điểm xây dựng:
Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm được tiến hành trong trường hợp điều kiện địa chất công trình. Là yếu tố chủ yếu quyết định việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình.
Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm được thực hiện ở tất cả các phương án xem xét tại khu vực. Hoặc tuyến dự kiến xây dựng công trình, trên nền bản đồ địa hình.
Thành phần công tác khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm:
- Thu thập, phân tích và hệ thống hoá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực, địa điểm xây dựng;
- Thị sát địa chất công trình (khảo sát khái quát);
- Đo vẽ địa chất công trình. Khối lượng, nội dung đo vẽ phải được lựa chọn phù hợp với tỷ lệ bản đồ đo vẽ;
- Thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn.
- Thăm dò địa vật lý (nếu cần).
Báo cáo kết quả khảo sát cần phân tích, đánh giá số liệu ở tất cả các phương án xem xét để đảm bảo lựa chọn vị trí thích hợp xây dựng công trình, xác định hợp lý vị trí các công trình đầu mối trên tuyến và đề xuất các công việc, phương pháp khảo sát cho bước thiết kế tiếp theo.
b) Khảo sát xây dựng phục vụ các bước thiết kế xây dựng công trình:
Thành phần công tác và khối lượng khảo sát được xác định tuỳ thuộc vào bước thiết kế, đặc điểm của công trình xây dựng, điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát, mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình, tài liệu khảo sát hiện có… nhưng phải đảm bảo khảo sát hết tầng đất đá trong phạm vi ảnh hưởng của tải trọng công trình. Tọa độ, cao độ các điểm thăm dò có thể giả định nhưng phải đảm bảo đo nối được với hệ thống tọa độ, cao độ của công trình hoặc của quốc gia khi cần thiết.
Thành phần công tác khảo sát phục vụ các bước thiết kế:
- Thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực xây dựng; đánh giá hiện trạng các công trình xây dựng liền kề có ảnh hưởng đến các công trình thuộc dự án;
- Đo vẽ địa chất công trình;
- Thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn;
- Thăm dò địa vật lý (nếu cần);
- Khảo sát khí tượng – thuỷ văn (nếu cần);
- Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo (nếu cần);
- Thí nghiệm mẫu đất đá, mẫu nước trong phòng thí nghiệm;
- Quan trắc địa kỹ thuật;
- Chỉnh lý và lập báo cáo kết quả khảo sát.
Một số bài viết tham khảo: