BIM (Mô hình hóa thông tin tòa nhà) có tiềm năng biến đổi ngành xây dựng bằng cách cải thiện sự hợp tác, tăng hiệu quả, giảm chi phí, cải thiện tính bền vững, tăng cường an toàn và cho phép quản lý tài sản tốt hơn.
Một nghiên cứu cho thấy, 75% những doanh nghiệp xây dựng áp dụng BIM vào quy trình hoạt động đã đạt được lợi tức đầu tư cao hơn, tiến độ dự án được cải thiện ngắn hơn và tiết kiệm chi phí giấy tờ, vật liệu.
Có thể thấy, thông qua các hoạt động tự động hóa, kết nối và trao đổi dữ liệu trong hoạt động xây dựng, BIM đang nối ngành xây dựng đến cách mạng công nghiệp 4.0. Ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, BIM hứa hẹn sẽ đưa lĩnh vực xây dựng lên tầm cao mới với phương thức làm việc thay đổi để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động cho các bên tham gia.
Cải thiện sự hợp tác
BIM tạo điều kiện hợp tác giữa các kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu và các bên liên quan khác của dự án. Bằng cách chia sẻ một mô hình kỹ thuật số chung, mọi người tham gia vào dự án có thể làm việc cùng nhau hiệu quả hơn.
Công nghệ BIM sử dụng trong quản lý tổng thể các khâu trong xây dựng theo mô hình không gian 3D với lợi ích: Quản lý tiếp xúc và phi tiếp xúc, thông qua hình ảnh mô phỏng không gian theo trình tự xây dựng. Nhờ đó, tất cả các bên tham gia đều dễ dàng tiếp cận tại chỗ hoặc qua internet.
Trong suốt quá trình làm việc, mọi nội dung công việc đều được cập nhật đầy đủ, trình tự theo chức năng, hỗ trợ việc dự đoán bất cập, sự cố với ban quản lý, chủ đầu tư. Thông qua BIM, các thông tin được chia sẻ kịp thời, chính xác đến các đầu mối, tránh xảy ra sai lầm đáng tiếc do thông tin chậm.
Tăng hiệu quả
Các mô hình BIM cung cấp một đại diện ảo của tòa nhà có thể được sử dụng để xác định và giải quyết các vấn đề trước khi bắt đầu xây dựng. Điều này có thể giúp giảm sự chậm trễ trong quá trình xây dựng giúp tăng hiệu quả công việc lên đáng kể.
Không chỉ thế, ứng dụng BIM cũng góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng hồ sơ công trình thông qua các hoạt động ứng dụng công nghệ tin học để tự động hóa các khâu sản xuất, kết nối và chia sẻ dữ liệu trong toàn bộ vòng đời dự án.
Giảm chi phí
BIM có thể giúp giảm chi phí dự án bằng cách cho phép phối hợp tốt hơn, tăng năng suất và chất lượng thiết kế, giúp các thành viên sớm phát hiện bất hợp lý, hạn chế lỗi trong thiết kế, hạn chế làm lại, giảm chi phí phát sinh và giảm thiểu lãng phí vật liệu.
Nhà thầu ứng dụng BIM có thể cải thiện khâu đo bóc khối lượng và lập dự toán chi phí nhanh chóng, chính xác nhờ thông tin liên quan đến khối lượng, vật liệu, giá đều được lưu trữ trong mô hình công trình nên dễ dàng cập nhật, trích xuất. Đồng thời, khi xác định sớm các vấn đề tiềm ẩn trong quá trình thiết kế, nhà thầu tránh những thay đổi tốn kém trong quá trình thi công.
Cải thiện tính bền vững
BIM cung cấp các công cụ hỗ trợ việc phân tích hiệu quả công trình. Qua đó, các nhà thiết kế có thể tính toán cấu trúc chuẩn và nhu cầu sử dụng công năng của công trình; có thể thay đổi, điều chỉnh phương án thiết kế phù hợp với việc sử dụng công năng tiết kiệm, hiệu quả. Điều này có thể giúp cải thiện tính bền vững của tòa nhà và giảm tác động đến môi trường.
Tăng cường an toàn
BIM có thể được sử dụng để xác định các nguy cơ tiềm ẩn về an toàn và phát triển các giải pháp để giảm thiểu chúng. Điều này có thể giúp cải thiện an toàn cho công nhân và giảm nguy cơ tai nạn trên công trường.
Khi bàn giao một công trình đã thi công, BIM giúp quá trình này trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Chủ sở hữu có thể nắm được tất cả thông tin công trình cũng như các thông số kỹ thuật cần thiết cho việc bảo trì sửa chữa. Ngoài ra, nhờ BIM chủ đầu tư có thể đánh giá tuổi thọ tòa nhà một cách chính xác cũng như được cảnh báo các rủi ro có thể phải đối mặt.
Quản lý tài sản tốt hơn
BIM có thể được sử dụng để quản lý vòng đời của tòa nhà, bao gồm bảo trì và cải tạo. Bằng cách cung cấp một mô hình kỹ thuật số toàn diện của tòa nhà, BIM có thể giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả của việc quản lý tài sản.
Có thể thấy rằng, lĩnh vực xây dựng trong tương lai sẽ có nhiều thay đổi và BIM là một trong những tác động to lớn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển đó. Tuy nhiên, để thực hiện thành công mục tiêu này, nhân lực ngành xây dựng phải nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, phát triển kỹ năng về ứng dụng công nghệ BIM cho công việc của mình.